Cạnh tranh ở nơi xa
Tại lễ ra mắt, Chủ tịch lâm thời FAIP cho rằng, hiện đang có "boongke" cản trở sự phát triển hệ thống KCN Việt Nam do thủ tục hành chính, nguồn nhân lực tại các cấp quản lý, sự hạn chế về kinh nghiệm xúc tiến đầu tư.Tất tần tật về đạm và bí quyết sống khỏe với đạm thực vật
Tại sự kiện, Shinhan Life Việt Nam đã trao tặng 100 triệu đồng chi phí cải tạo sân thể thao cho Làng trẻ em SOS Bến Tre. Đây là năm thứ ba liên tiếp Shinhan Life đồng hành cùng Làng trẻ em SOS Việt Nam, khẳng định cam kết lâu dài trong việc hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện. Nhân dịp này, DXC Việt Nam cũng trao tặng 8 bộ máy tính học tập cho trẻ em tại Làng SOS Bến Tre.Chương trình tập trung cải thiện cơ sở vật chất nhằm tạo dựng một môi trường học tập và vui chơi lành mạnh, giúp trẻ em tại Làng phát triển kỹ năng tin học công nghệ cần thiết, cải thiện sức khỏe thể chất, hướng tới sự phát triển toàn diện cho tương lai.Tổng Giám đốc DXC Việt Nam, ông Ngô Hùng Phương nói: "Chúng tôi rất vui khi đồng hành cùng Shinhan Life mang đến cơ hội phát triển cho các em học sinh tại Làng SOS Bến Tre. Hy vọng rằng, với sự hỗ trợ này các em có điều kiện tốt hơn để trau dồi kỹ năng trong thời đại số hóa".Chương trình trao tặng và hỗ trợ cải thiện cơ sở vật chất tại Làng trẻ em SOS Bến Tre là sự kiện mở đầu cho những dự án lan tỏa tinh thần nhân ái "One Shinhan" trong năm 2025.
Tàu sân bay Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi cuộc chơi
AFP ngày 25.1 đưa tin bệnh lạ xảy ra tại vùng Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý đã khiến 17 người thiệt mạng, gồm 13 trẻ em, từ cuối năm ngoái. Các trường hợp tử vong xảy ra tại ngôi làng Badhaal ở khu vực Rajouri ở Jammu và Kashmir từ đầu tháng 12.2024.Ông Amarjeet Singh Bhatia, lãnh đạo một trường y của chính phủ tại Rajouri cho biết toàn bộ nạn nhân đều bị tổn thương não và hệ thống thần kinh. Những triệu chứng khác được ghi nhận gồm sốt, đau mình, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều và mất ý thức, tử vong sau vài ngày nhập viện. Các bệnh nhân tử vong từ ngày 7.12.2024 đến ngày 19.1.Truyền thông địa phương đưa tin ngôi làng đã bị phong tỏa trong tuần này và khoảng 230 người bị cách ly. Kỳ nghỉ đông của học sinh, sinh viên cũng đã bị hủy để đối phó với tình trạng báo động y tế này. Các hoạt động tụ tập công cộng lẫn riêng tư đều đã bị cấm.Các nạn nhân là thành viên của 3 gia đình họ hàng. Bốn dân làng và người thân của các gia đình trên đang được điều trị tại bệnh viện nhưng trong tình trạng nguy kịch.Chính quyền liên bang Ấn Độ đã mở cuộc điều tra đối với căn bệnh lạ bí ẩn này. Bộ trưởng Y tế Jitendra Singh bác bỏ nguyên nhân gây bệnh do mầm bệnh truyền nhiễm và nói rằng kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các trường hợp tử vong không phải do nhiễm trùng, nhiễm virus hay vi khuẩn mà có thể là trúng độc."Có một danh sách dài các chất độc đang được kiểm tra. Tôi tin sẽ sớm tìm ra lời giải cũng như các hành động xấu nếu có", Bộ trưởng Jitendra Singh nói. Theo tờ India Today, hơn 200 mẫu thực phẩm đã được đưa đi kiểm tra. Trong tuần, nhà chức trách địa phương cũng cấm dùng nước từ một con suối sau khi kết quả kiểm tra cho thấy mẫu nước dương tính với thuốc trừ sâu.Trong một vụ việc khác, nhà chức trách thành phố Pune miền tây Ấn Độ ghi nhận ít nhất 73 trường hợp, gồm 26 phụ nữ, mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Các bệnh nhân bị mắc Hội chứng Guillain-Barre. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết khi bị mắc hội chứng này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các dây thần kinh ngoại biên.Hội chứng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, mất cảm giác chân tay và khó nuốt, khó thở. Trong số các bệnh nhân có 14 người đang được cho thở máy.
Ngày 15.1, thông tin từ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Bình cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại địa phương cao nhất là 96 triệu đồng.Cụ thể, mức thưởng tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 dự kiến mức bình quân là 7,65 triệu đồng/người, cao hơn 850.000 đồng so với năm 2024.Mức thưởng cao nhất là 96 triệu đồng (tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), bằng với mức thưởng dịp Tết Nguyên đán 2024; mức thấp nhất 300.000 đồng, giảm 700.000 đồng so với năm trước.Trong số các loại hình doanh nghiệp ở Quảng Bình, mức thưởng tết cao nhất cũng thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bình quân 11 triệu đồng/người).Trước đó, tại Quảng Bình, tiền thưởng Tết dương lịch 2025 với mức bình quân 1,5 triệu đồng/người (cao hơn 500.000 đồng so với năm 2024); cao nhất là 15 triệu đồng (bằng với năm trước), thấp nhất là 100.000 đồng (giảm 100.000 đồng so với năm 2024).
Nhiều hoạt động 'Tình nguyện mùa đông' giúp đỡ thanh thiếu nhi và người dân vùng xa
Nội dung đơn kháng cáo nêu, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) không đồng ý với việc tòa sơ thẩm tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị tài sản của cha bà để lại.Theo bà Loan, những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại Thủ Đức được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy (phường 9, quận Gò Vấp) với ông Võ Thành Nhiêu, bà Nhung.Do đó, không có căn cứ cho rằng bà Nhung có công sức đóng góp vào khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh và được hưởng 15%.Cũng theo đơn kháng cáo, phía bà Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…".Trong khi đó, bà Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tòa đã xác định bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bà Nhung thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thứ nhất.Cạnh đó, HĐXX áp dụng lẽ công bằng, thì phải xem xét đến việc bà Loan đã bị phân biệt đối xử khi phía nguyên đơn cho rằng bà là con nuôi, con không hợp pháp và tại phiên tòa sơ thẩm đã có những lời gay gắt về đời sống riêng tư của bà.Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để bà đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu bà muốn giúp đỡ bà Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Từ năm 1973, cố NSƯT Vũ Linh là diễn viên sân khấu và đi lưu diễn khắp nơi. Bà Nhung đã phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, bà Hồng Loan, quán xuyến gia đình… để cố nghệ sĩ có thời gian tập trung lo sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. Khi cố NSƯT Vũ Linh bệnh nặng và ở những ngày cuối đời, ông đã đưa bà Nhung và con gái của bà về sống chung.Thời điểm cố NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung và những người thân khác đã trực tiếp tổ chức, sắp xếp hậu sự cho ông. Dù số tiền dùng để lo ma chay có thể từ tiền phúng viếng, nhưng thời điểm đó không phải là vấn đề tài chính mà trên hết là tình yêu thương, là sự tôn kính của mọi người dành cho ông.HĐXX đã căn cứ Án lệ 05/2016/AL và lẽ công bằng theo Khoản 3, Điều 45 bộ luật Tố tụng dân sự để xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung và tính bằng 15% tổng giá tài sản của cố NSƯT Vũ Linh là không trái pháp luật, là lẽ công bằng.